Rainer Maria Rilke và thơ
Rainer Maria Rilke (tên đầy đủ: René Karl Wilhelm Johann Josef Maria Rilke) sinh ngày 4 tháng 12 năm 1875 mất ngày 29 tháng 12 năm 1926. Ông là một nhà thơ Áo viết bằng tiếng Đức có sức ảnh hưởng lớn nhất thế kỷ 20.
Rilke sinh ở Praha, Bohemia (thời đó là Áo-Hung, nay là Cộng hoà Séc) trong một gia đình công chức. Ông sống ở nhiều thành phố trong suốt cuộc đời mình từ Praha, tới München, Berlin, Paris và Thụy Sĩ. Ông học văn học, lịch sử nghệ thuật, triết học ở Đại học Praha, Đại học München, Đại học Berlin. Những tập thơ đầu tiên, Leben und Lieder (Cuộc đời và những bài ca, 1894); Traumgekrönt (Những giấc mộng đăng quang, 1897)..., là sự thể hiện những đề tài của chủ nghĩa suy đồi cuối thế kỉ 19. Sau 2 chuyến đi sang Nga (năm 1897 và 1900) Rilke gặp Lev Nikolayevich Tolstoy và chịu sự ảnh hưởng của văn học Nga, chuyển sang khuynh hướng nhân đạo trong sáng tác.
Năm 1901, ông cưới Clara Westhoff và sinh con gái trong năm này, sau đó chuyển sang sống ở Pháp. Chiến tranh thế giới thứ nhất xảy ra, Rilke tham gia quân đội một thời gian, sau đó sống ở München, tới năm 1919 thì sang Thụy Sĩ. Năm 1921 gia đình ông sống ở Muzot, nhà thơ hoàn thành Duineser Elegien (Những khúc bi ca Duineser) viết dở từ năm 1912 và viết Die Sonette an Orpheus (Sonnet gửi Orpheus).
Từ năm 1923 vì lý do sức khoẻ Rilke phải sống ở khu điều dưỡng Territet bên hồ Genève. Các bác sĩ không chẩn đoán đúng bệnh tình, chỉ trước khi chết không lâu mới xác định ra ông mắc bệnh máu trắng. Hậu quả là Rilke qua đời ngày 29 tháng 12 năm 1926. Nhà thơ tự chọn cho mình câu thơ khắc trên bia mộ:
Rose, oh reiner Widerspruch, Lust,
Niemandes Schlaf zu sein unter soviel Lidern.
Hoa hồng, ôi vẻ hai mặt trắng trong, đỏng đảnh
Làm một giấc mộng không của ai dưới gánh nặng của bao đời.
Sau đây là một số bài thơ cùng một trích đoạn trong bức thư ông hồi âm một nhà thơ trẻ:
“Ta yêu em, mùa xuân” (bản dịch: Phan Cẩm Thịnh)
Ta yêu em, mùa xuân
Cả trăm điều huyền bí
Không mùa xuân thành thị
Mà mùa xuân trong rừng.
Chỉ những ai lang thang
Chỉ những ai đôi lứa
Sẽ tìm thấy mùa xuân
Trong từng bông hoa nhỏ.
Cả trăm điều huyền bí
Không mùa xuân thành thị
Mà mùa xuân trong rừng.
Chỉ những ai lang thang
Chỉ những ai đôi lứa
Sẽ tìm thấy mùa xuân
Trong từng bông hoa nhỏ.
*
Chúa nói với từng người trước khi tạo ra họ (Bản dịch: Nguyễn Huy Hoàng)
Chúa nói với từng người trước khi tạo ra họ,
rồi lặng lẽ cùng họ rời màn đêm.
Nhưng những lời, trước khi họ xuất phát,
những lời mây mù ấy nói:
rồi lặng lẽ cùng họ rời màn đêm.
Nhưng những lời, trước khi họ xuất phát,
những lời mây mù ấy nói:
Được gửi đi từ những giác quan,
con hãy đi tới tận bờ khao khát;
hãy cho ta áo vóc.
con hãy đi tới tận bờ khao khát;
hãy cho ta áo vóc.
Sau các thứ hãy mọc lên như lửa,
để cho những cái bóng, trải dài,
luôn luôn che phủ ta trọn vẹn.
để cho những cái bóng, trải dài,
luôn luôn che phủ ta trọn vẹn.
Hãy để tất cả đến với con: cái đẹp và nỗi kinh thất,
Con chỉ phải đi: không có cảm giác nào là xa xôi nhất.
Đừng để con khỏi ta xa cách.
Đã gần đến vùng đất
mà họ gọi là cuộc sống.
Con chỉ phải đi: không có cảm giác nào là xa xôi nhất.
Đừng để con khỏi ta xa cách.
Đã gần đến vùng đất
mà họ gọi là cuộc sống.
Con sẽ nhận ra nó
ở trong sự nghiêm túc.
ở trong sự nghiêm túc.
Hãy đưa tay cho ta.
*
Mùa thu (bản dịch: Nại Hàn Đỗ & Takya Đỗ)
Những chiếc lá rơi, chao liệng tự cõi trời xa thẳm,
Tựa hồ những vườn cây đang héo hắt trên tầng không cao vút;
Mỗi chiếc lá rơi chừng như miễn cưỡng.
Và trong đêm trái đất trĩu rơi
vào cõi tịch liêu, lìa những vì tinh tú trên trời.
Chúng ta đang rơi cả đây thôi, bàn tay này rụng rơi.
Kìa trông những bàn tay kia: chúng thảy đều rơi rụng.
Thế nhưng tất thảy rụng rơi này đang được Người
nâng giữ trong đôi bàn tay dịu dàng vô hạn.
Tựa hồ những vườn cây đang héo hắt trên tầng không cao vút;
Mỗi chiếc lá rơi chừng như miễn cưỡng.
Và trong đêm trái đất trĩu rơi
vào cõi tịch liêu, lìa những vì tinh tú trên trời.
Chúng ta đang rơi cả đây thôi, bàn tay này rụng rơi.
Kìa trông những bàn tay kia: chúng thảy đều rơi rụng.
Thế nhưng tất thảy rụng rơi này đang được Người
nâng giữ trong đôi bàn tay dịu dàng vô hạn.
*
Trích đoạn trong trong bức thư ông hồi âm một nhà thơ trẻ trích từ cuốn Thư gửi một nhà thơ trẻ (Phạm Thị Hoài dịch)
Ông hỏi, thơ ông có được không. Ông hỏi tôi. Trước đây ông đã hỏi người khác. Ông gửi thơ đến các tạp chí. Ông so sánh chúng với những bài thơ khác, và ông băn khoăn khi bị những toà soạn nào đó từ chối. Vậy tôi đề nghị (vì ông đã cho phép tôi khuyên), ông hãy bỏ hết những chuyện đó đi. Ông đang trông cậy vào bên ngoài, mà đấy chính là điều không nên làm trong lúc này. Không ai có thể khuyên ông và giúp ông, không một ai. Chỉ có một cách mà thôi. Ông hãy đi vào chính mình.*
Hãy truy tìm cái nguyên do khiến mình cầm bút; hãy kiểm tra xem nó có bắt rễ từ chỗ sâu xa nhất của trái tim không, hãy tự thú xem nếu không viết mình có chết nổi không. Và trước hết hãy tự hỏi mình vào giờ khắc tĩnh mịch nhất trong đêm: ta có phải viết không? Ông hãy đào xới trong bản thân mình, tìm câu trả lời tận gốc. Và nếu nó khẳng định, nếu ông có quyền đáp lại câu hỏi nghiêm trọng ấy bằng một lời mạnh mẽ và giản dị rằng, ta phải viết, thì ông hãy xây đời mình trên sự tất yếu đó; cuộc đời ông ngay cả trong những khoảnh khắc vô tình và tầm thường nhất cũng phải trở thành dấu hiệu và chứng chỉ của cái thôi thúc ấy. Rồi ông hãy đến gần thiên nhiên. Rồi hãy thử làm người thứ nhất nói về những gì mình chứng kiến và trải qua và yêu thương và đánh mất.
Ông đừng viết thơ tình; lúc đầu ông nên tránh những thể loại đã quá thông dụng và quen thuộc: đấy là những thể loại khó nhất, vì sức phải lớn và chín muồi mới đưa ra được một cái gì riêng giữa vô số thành công và phần nào là thành công xuất sắc của người đi trước. Vì vậy ông đừng bén mảng đến những mô-típ chung chung, mà nên lui về với những mô-típ do chính đời thường của mình cung cấp; ông hãy tả những nỗi buồn và niềm mong ước, những ý nghĩ thoảng qua và lòng tin vào một cái đẹp nào đó - hãy tả tất cả với lòng chân thành tha thiết, thầm lặng và nhẫn nhục, và hãy dùng mọi vật quanh ông, những hình ảnh trong mơ và đối tượng của ký ức, làm phương tiện diễn đạt.
Nếu ông thấy đời thường của mình quá nghèo nàn thì xin đừng buộc tội nó, hãy buộc tội chính mình, hãy tự nhủ rằng mình không đủ tầm thi sĩ để gọi ra những tài nguyên của nó; bởi lẽ đối với kẻ sáng tạo, không có cái gì là nghèo và không chỗ nào là nghèo nàn. Ngay ở trong tù chăng nữa, tường cao không để lọt một tiếng động từ thế giới bên ngoài, nhưng tuổi thơ trong ta, nguồn của cải vuơng giả và huy hoàng đó, kho báu của hồi ức, còn đó. Ông hãy tập trung vào đấy.
Hãy tìm cách nhấc lên những sự kiện đã chìm của cái dĩ vãng xa xăm ấy; bản lĩnh của ông sẽ được củng cố, nỗi cô đơn sẽ tỏa rộng và trở thành một ngôi nhà mờ tỏ, cách xa tiếng ồn của người đời - và khi thơ bật lên từ cuộc hướng nội, từ chốn đắm mình trong cõi riêng của mình như vậy, ông sẽ không còn nghĩ đến việc hỏi ai rằng thơ ấy có được không. Ông cũng sẽ không tìm cách bắt các tạp chí phải chú ý đến thơ mình nữa: bởi lẽ ông sẽ thấy tiếng thơ ấy là tài sản tự nhiên, là một mảnh và một giọng nói của đời mình. Một tác phẩm nghệ thuật chỉ được khi nó nảy sinh từ tất yếu. Nguồn gốc phát sinh ra nó chứng tỏ giá trị của nó: không có cách thẩm định nào khác. Vì vậy, thưa ông, tôi không biết khuyên ông điều gì hơn là hãy đi vào chính mình và xem xét lại những tầng sâu, nơi bắt nguồn của cuộc đời.
*trích đoạn trên không hề có xuống dòng chia đoạn, mình tự ý chia đoạn để giúp các bạn không bị hoảng loạn trong cơn bão chữ
Bạn nào muốn tìm hiểu thêm có thể đọc từ các link sau :
xem thêm tại ca cuoc bong da:
https://www.google.com.vn/url?q=https://five88.net
https://www.google.com.ph/url?q=https://five88.net
https://www.google.bg/url?q=https://five88.net
https://www.google.co.kr/url?q=https://five88.net
https://www.google.co.il/url?q=https://five88.net
https://www.google.lt/url?q=https://five88.net
https://www.google.si/url?q=https://five88.net
https://www.google.hr/url?q=https://five88.net
https://www.google.com/url?q=https://dfive88.net
https://www.google.ae/url?q=https://five88.net
https://www.google.rs/url?q=https://five88.net
https://www.google.com.sa/url?q=https://five88.net
https://www.google.com.co/url?q=https://five88.net
https://www.google.ee/url?q=https://five88.net
https://www.google.lv/url?q=https://five88.net
https://www.google.com.pe/url?q=https://five88.net
https://www.google.mu/url?q=https://five88.net
https://www.google.co.ve/url?q=https://five88.net
https://www.google.lk/url?q=https://five88.net
https://www.google.com.pk/url?q=https://five88.net
https://www.google.lu/url?q=https://five88.net
https://www.google.by/url?q=https://five88.net
No comments: