1. Upcom tăng 15%/ngày.

1. Upcom tăng 15%/ngày.
Các mẹ chê điều thứ nhất là thanh khoản kém. Giờ nhé. Mình mua hết tất cả float trong ngày. Hoặc tạm cho là mình mua 10 triệu đồng mỗi cổ thôi. Mình NGHÈO mà.
(1 + 15%) ^ 3 - 1 = 52%.
Lãi gross 5.2 triệu.
Với mã thanh khoản cao không lên nhiều, muốn lãi gross 5.2 triệu thì bỏ vốn vào hơn 200 triệu mỗi mã.
Cho là để thoát thì bán sàn luôn, ăn được triền 2 phân rồi nó sàn luôn có sao.
Các mẹ chê điều thứ hai: phải canh đặt lệnh. Ủa chức năng đặt lệnh qua đêm của công ty chứng khoán làm gì. Broker để đâu. Đặt lệnh qua đêm còn đỡ hơn HOSE là treo lệnh không bị vô tình đưa vào công thức tính giá ATO.
Nói mãi rồi, Tai Tran chỉ chơi cá nhân, không cầm tiền của ai cả. Mất mấy giây đặt lệnh để lãi vài triệu sau 3 ngày thì có gì mà chê.
2. HNX trần thì 10%/ngày, HSX trần thì 7%/ngày. Đổi lại thanh khoản.
3. Đất sân bay Long Thành mua 60 triệu đồng / công. Giao dịch đã diễn ra: bán 1.6 tỷ đồng / công.
Nhưng mà tính IRR theo ngày vẫn thấp hơn lãi chứng khoán.
4. Nếu HIỀN thì trung bình nhà đất nội ô TPHCM lãi 9-12%/năm. Nguồn: các báo cáo của CBRE, Savills gửi hoài.
5. Kiếm tiền xong phải tiêu tiền.
Mua con xe mới, lái ra khỏi showroom mất hơn 10% giá trị ngay lập tức.
Toyota còn đỡ, giữ giá. Mặc dù mua Toyota thì phải chịu giá đắt so với cùng engine, hãng chảnh, phân phối chảnh, nhân viên chảnh.
Mua mấy con khác cho rớt giá thấy thương.
Lên phân khúc cao thì đi tí nó rớt nửa giá.
6. Thế thì mua quách con xe lướt cho rồi. Đội ơn Grab và Uber đã mở rộng thị trường xe cũ, xe lướt. Nhiều người có thể tiếp cận được xe.
7. Câu hỏi về xe lướt không phải là giá nữa, mà là: làm sao đảm bảo không thuỷ kích, không đâm đụng?
Này giống các bạn tài chính thường hỏi Tài: "Làm sao đảm bảo số Google Analytics cung cấp gần 2 tỷ pageview / tháng, mấy chục triệu active user là đúng?"
Dân trong ngành thì có thể tìm cách đo lại số traffic như nào đấy. Còn dân ngoài ngành thì...
Alphabet có vốn hoá 775 tỷ USD. Cái 775 tỷ USD này dựa trên một giả định về integrity của dữ liệu của Google. Google là số 1 thế giới về cái này rồi; người ngoài ngành không tin Google thì tin ai bây giờ. Chuyện chỉ có vậy.
Anycar có cả đội thẩm tra thẩm định thuỷ kích đâm đụng rồi.
8. Nhưng có thứ KHÔNG nên mua lướt.
Ví dụ có bạn vừa hỏi L-ascorbic Acid (LAA).
LAA là một trong 3 chất chống lão hoá quan trọng nhất.
Công dụng:
i. Chống lão hoá bằng cách cung cấp electron cho gốc tự do.
ii. Giảm đốm da.
iii. Làm sáng da bằng cách làm tan các tế bào melanin tạo màu da.
iv. Kích thích cơ thể sản xuất collagen.
v. Làm săn da do collagen.
vi. Bảo vệ khỏi tia cực tím UVA, UVB.
vii. Chống nhăn.
viii. Tẩy tế bào chết nhẹ.
ix. Giữ da không bị bào mỏng.
LAA cực kỳ không ổn định.
* Thời gian sử dụng còn không được 3 tháng. Thực tế sử dụng 2 tháng là oxy hoá và mất tác dụng.
* Phản ứng mạnh với môi trường: ánh sáng, nhiệt độ, không khí.
* Phản ứng với quá nhiều chất khác. Ví dụ: phản ứng chelating với Cu, phản ứng với Niacinamide ra Niacinamide Ascorbate.
* Bản thân nhờn sẵn, nên càng khó pha.
Xài LAA thì tuyệt đối không được nghĩ từ dưới lên, mà phải nghĩ từ trên xuống.
Pháp lệnh của ngành là công thức C E Ferulic của SkinCeuticals. SkinCeuticals là hãng Mỹ, bản Mỹ đang có giá 4.5 triệu 30ml. Chả bao giờ thấy hãng giảm giá gì cả, mà chỉ thấy tăng mỗi năm.
Nhiều món skincare không nhất thiết xài trước ngày hết hạn. Nhưng đối với LAA thì tuyệt đối:
a. Luôn phải mua hàng vừa xuất xưởng, dùng NGAY. Không được mua trữ.
b. Mua hàng sale thì chuẩn bị sẵn tâm lý: may thì còn xài được, mà xác suất xui cao hơn hẳn.
c. Bảo quản cực kỳ cẩn thận. Bọc giấy bạc để tủ lạnh.
d. Hạn chế mua lại hàng đã khui từ người khác. Vì không biết người ta bảo quản ra sao. Và quá trình vận chuyển càng làm sản phẩm mất tác dụng nữa.
Review thị trường thế thôi, chứ không có bán hàng gì cả 😇

No comments:

Powered by Blogger.