Tàn cuộc cờ tướng và những nguyên tắc cơ bản
Trong 3 giai đoạn của một ván đánh cờ tướng thì tàn cuộc là giai đoạn cuối cùng diễn ra sau khi kết thúc giai đoạn trung cuộc. Nếu như trong giai đoạn trung cuộc người chơi tranh được tiên và giành được thế, vượt trội hơn đối thủ về quân số và chất thì trong tàn cuộc người chơi phải tận dụng, khuếch đại được ưu thế đó để đẩy đối phương vào thế bí và giành chiến thắng. Ngược lại nếu bị thất thế mất tiên thì cần bền bỉ phòng thủ, khéo léo chống đỡ đưa trận đấu tới thế hòa. Trong trường hợp hai bên cân bằng lực lượng cần cố gắng đoạt lấy ưu thế để giành chiến thắng. Trong bài viết hôm nay chúng ta sẽ cùng đi tìm hiểu về cờ tàn hay tàn cuộc và các nguyên tắc cơ bản cùng mình trên các game bai doi thuong tien mat nhé
Tàn Cuộc Là Gì? Các loại tàn cuộc trong cờ tướng
Tàn cuộc đúng như tên gọi là giai đoạn cuối cùng của một trận đấu, diễn ra sau giai đoạn trung cuộc và khai cuộc khi sinh lực của hai bên đã bị triệt tiêu dần, thế trận dần trở nên đơn giản, trận đấu bước vào những nước cờ quyết định cuối cùng. Các nhà nghiên cứu hiện vẫn tranh cãi xem bàn cờ còn bao nhiêu quân thì tính là tàn cuộc, tuy nhiên có một nhận định mà tất cả đều đống ý đó là khi số lượng quân chủ lực bao gồm xe pháo mã chỉ còn lại 1 đến 2 quân cùng tốt (không kể sĩ, tượng nhưng thông thường đến giai đoạn này cả hai bên cũng đều bị tổn thất khuyết sĩ hoặc tượng) cũng là lúc ván đấu đi vào tàn cục.
Tàn cuộc được người chơi và giới chuyên môn chia làm 2 loại là tàn cuộc nghệ thuật và tàn cuộc thực dụng. Tàn cuộc nghệ thuật hay còn gọi là cờ thế là những thế cờ được đặt ra như một câu thách đố dành các kỳ thủ tham gia chơi. Cờ thế giúp người chơi tận hưởng những bất ngờ bằng những nước đi độc lạ, những cách phối hợp độc đáo không thường thấy. Cờ thế ẩn chứa sức sáng tạo vô hạn của con người cùng vẻ đẹp mang tính nghệ thuật nên cũng vì thế mà nó được gọi là tàn cục nghệ thuật.Tàn cuộc nghệ thuật (cờ thế) trong game Cờ Thủ
Tàn cuộc nghệ thuật khi đặt ra phải độc là và chỉ có một cách giải duy nhất. Ngược lại tàn cuộc thực dụng lại là những thế trận cơ bản thường gặp được đúc kết lại thông qua những trận đấu. Cờ tàn thực dụng khi được đưa vào sách vở thường loại bỏ những quân cờ được cho là không cần thiết để đưa trận đầu về mức cơ bản nhất qua đó đưa ra những hướng đi cũng như những nguyên tắc cơ bản cần nhớ khi gặp thế trận đó.
Trải qua bề dày lịch sử phát triển hơn 4000 năm hàng trăm hàng nghìn thế cờ tàn đã được các kỳ thủ đem ra mổ xẻ và phân tích rất tỷ mỷ qua đó đưa ra những hướng tấn công hay phòng thủ hiệu quả nhất dựa trên giả định là 2 người chơi đều đưa ra những quyết định đúng đắn nhất. Cũng chính vì thế mà cờ tàn thực dụng nếu nắm rõ và vận dụng khi thi đấu gần như sẽ cho kết quả chính xác như trong các nghiên cứu đã chỉ ra.
Trong thực tiễn khi đánh cờ tướng người chơi khi kết thúc giai đoạn trung cuộc cần đưa được thế từ trung cuộc chuyển sang tàn cuộc phức tạp rồi từ đó dần đần đưa thế trận về các thế tàn cuộc thực dụng cơ bản đã được nghiên cứu.
Lời khuyên cho những người mới học chơi cờ tướng là phải kết hợp học cả khai, trung và tàn cuộc. Đặc biệt không nên để tàn cuộc đến cuối cùng mới học vì tàn cuộc thường là các thế trận mà trên bàn còn rất ít quân nhờ đó sẽ dễ dàng phân tích và lĩnh hội những chiến thuật cơ bản của các quân cờ hơn 2 giai đoạn trước. Dựa vào những gì lĩnh hội được từ tàn cuộc người chơi có thể lấy đó làm nền tảng để học các đòn tấn công phức tạp hơn. Dưới đây hãy cùng cothu.vn đi tìm hiểu những nguyên tắc cơ bản trong tàn cuộc mà người chơi cần nắm rõ
6 Nguyên tắc cơ bản khi chơi cờ tướng tàn cuộc
Các quân phải đứng linh hoạt và liên hoàn:
Nguyên tắc linh hoạt và liên hoàn là nguyên tắc được thực hiện xuyên suốt cả 3 giai đoạn của ván đấu, nguyên tắc này càng thể hiện vai trò quan trọng hơn thi trận đấu đi về những nước đi cuối. Nguyên nhân rất dễ thấy là vì trong tàn cuộc số lượng quân trên bàn còn rất ít làm cho giá trị và sức mạnh của các quân cờ tang lên rất nhiều đặc biệt là khi quân cờ đó nằm ở một vị trí trọng yếu trên bàn cờ. Đơn lẻ đã mạnh khi các quân cờ phối hợp được với nhau một cách linh hoạt sức tấn công cũng như phòng thủ sẽ tăng lên theo cấp số nhân. Ngược lại nếu bị chia tách hoặc rơi vào vị trí không thuận lợi thì sẽ dễ dàng bị đối phương tiêu diệt cũng như không thể phòng thủ chắc chắn được.
Đảm bảo tối đa lực lượng và biết thí quân đúng lúc
Số lượng quân trong giai đoạn tàn cuộc là rất ít, nếu là người chiếm được thế tiên và giành được ưu thế nhưng chưa đưa được thế trận về các thế cờ tàn cuộc điển hình thì tuyệt đối nên tránh hi sinh quân hay đổi quân bất kế đó là tốt (binh) hay các quân cờ phòng thủ như sĩ, tượng. Tuy phải đảm bảo tối đa lực lực còn lại nhưng khi nhận thấy cơ hội đưa trận đấu về thế tàn cuộc điển mình mà mình giành được ưu thế thì phải mạnh dạn thí quân để kết thúc nhanh chóng ván cờ. Ngược lại khi bị đối phương giành mất thế chủ động phải khéo léo chống đỡ khi cần kíp phải biết cách thí quân để chuyển thế cờ sang các thế cờ hòa điển hình.Tàn cuộc giai đoạn quyết định thành bại trong cờ tướng
Trong tấn công không quên phòng thủ và trong phòng thủ phải sẵn sàng phản công:
Nguyên tắc này mới nghe thì có vẻ vô lý nhưng trong thực tiễn và nghiên cứu thì nó lại hoàn toàn chính xác. Thời điểm người chơi mải mê tấn công cũng là lúc dễ để lộ sơ hở nhất nếu bị đối phương trả đòn dễ bị thất thế mà thất bại. Ngược lại khi phòng thủ cũng không nên chỉ chăm chăm chống đỡ mà phải sáng suốt nhìn nhận những sai lầm của đối thủ để dựa vào đó lật ngược thế cờ.
Trục lộ 456 là quan trong nhất nhưng không được bỏ qua các đường ngang và trục lộ còn lại
Trục lộ 456 là trục lộ chứa khu vực cung và tướng của 2 bên, về tàn cuộc chiếm được các trục lộ 456 sẽ giúp người chơi trực tiếp tần công tướng đối phương một cách nhanh chóng. Cũng chính vì thế mà người ta ưu tiên giành lấy 3 trục lộ này. Tuy nhiên khi chơi tàn cuộc thì cũng cần phải để ý bao quát cả các đường ngang thậm chí là các đường biên 1 và 8 vì các trục này cũng có thể ẩn chứa nhiều bất ngờ trong cả tấn công và phòng thủ.
Cờ tàn sĩ, tượng cũng là quân tấn công
Trong trung cuộc và tàn cuộc sĩ và tượng đượng coi là lực lượng phòng thủ thụ động nhiêm vụ chính là bảo vệ sự an toàn của tướng. Tuy nhiên khi vào tàn cuộc thì phải tận dụng sức mạnh của tất cả những quân cờ trên bàn cho cả 2 nhiệm vụ phòng ngự và tấn công. Do đó sĩ, tượng cũng phải được huy động để tấn công khi cần thiết. Cờ tàn pháo hoàn chính là ví dụ hoàn hảo khi đến cuối trận sĩ cũng được sử dụng để làm ngòi cho pháo tấn công.
Tận dụng tối đa sức mạnh của quân tốt
Tốt trong khai cuộc và tàn cuộc có vai trò rất khiêm tốn nhưng khi vào tàn cuộc khi số lượng quân còn lại rất hạn chế thì sức mạnh của tốt được tăng lên rất nhiều. Trong nhiều trường hợp tốt mới là quân cờ đóng vai trò quyết định tới việc phân thắng bại của trận đấu đặc biệt là tốt đã qua sống vì “nhất tốt độ hà, bán xa chi lực”. Vói người mới chơi cờ cần chú ý các điểm sau:
Cố giữ 1,2 tốt đến cuối trận và đẩy chúng qua sông, khi tốt đã qua sông tuyệt đối không được hi sinh bừa bãi
Tốt không thể đi lùi nên cần tính toán kĩ trước khi để tốt tiến sâu đến cuối sân đặc biệt khi chưa có kế hoạch tấn công và bảo vệ kĩ lưỡng.
Cần phối hợp tốt với các quân còn lại trên bàn cờ. Tốt qua sông có thể tận dụng để uy hiếp sĩ, tượng để giành thắng lợi
No comments: