Những thuật ngữ cơ bản trong cờ vây
Cờ vây là môn cờ cổ của Trung Quốc, du nhập vào Việt Nam đã lâu nhưng do những thăng trầm của lịch sử mà môn cờ này được ít người biết đến. Tuy nhiên, những năm gần đây, ngoài các nước Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc thì môn cờ này đã phổ biến ở rất nhiều nơi trên thế giới trong đó có Việt Nam, và cả ở các game đổi thưởng
Do cờ vây không phổ biến như cờ tướng, cờ vua nên việc học chơi cờ vây gặp rất nhiều khó khăn. Trước khi học chơi cờ vây, mỗi người cần chú ý và ghi nhớ một số thuật ngữ hay sử dụng trong cờ vây.
Do cờ vây không phổ biến như cờ tướng, cờ vua nên việc học chơi cờ vây gặp rất nhiều khó khăn. Trước khi học chơi cờ vây, mỗi người cần chú ý và ghi nhớ một số thuật ngữ hay sử dụng trong cờ vây.
8. Vây chiếm đất
Mỗi bên có thể chiếm đất bằng hai cách:
– Nối liền các quân của mình cùng với các góc các cạnh của bàn cờ thành một vùng khép kín. Diện tích bên trong vùng khép kín chính là đất chiếm được của bên đó.
– Nối liền các quân với nhau thành một vòng khép kín.
Bạn có thể ghi nhớ rằng vùng đất sẽ không được hoàn chỉnh nếu để cho đối phương xâm nhập vào.
a) Xâm nhập từ bên ngoài: Mỗi bên phải chuẩn bị đề phòng sự xâm nhập của đối phương khi xuất hiện một số khu vực trong vành đai quân của mình bị đứt quãng.
Xem hình: Vùng đất của Đen trong trường hợp này không hoàn chỉnh, nó bị đứt quãng tại điểm “a”.
Nếu Trắng đi vào điểm “a” thì vành đai của Đen bị cắt đứt và hai đám quân Đen bị tách rời sẽ bị nguy hiểm. Còn nếu Đen đi vào điểm “a” thì có được 1 vùng đất hoàn chỉnh 12 điểm.
Xâm nhập bằng quân đơn: Đây không phải xâm nhập bằng cách nối quân từ ngoài vào mà bằng cách nhảy dù ngay vào bên trong lãnh thổ đối phương bằng những quân lẻ.
Rõ ràng lãnh thổ của Đen là 36 điểm hoàn chỉnh. Nhưng Trắng đặt vào bên trong lãnh thổ đó một quân Trắng nhằm tạo mắt bên trong. (xem hình dưới, bên trái).
Trắng nhảy dù và tạo được một đám quân ngay trong lãnh thổ của Đen, dù Đen đã cố gắng vây lại nhưng Trắng đã tạo được hai mắt có 2 điểm hết khí nên Đen không thể bắt đám quân này làm tù binh. Do nhảy dù mà đất của Đen từ 36 bị giảm còn 18. Trắng thêm được 2 điểm trống, cuối ván điền quân vào, Đen mất tổng số tới 20 điểm. (xem hình trên, bên phải).
9. Khái niệm “sống” và “chết” của một đám quân
Khi một quân được đặt vào bàn cờ, bao giờ nó cũng có khí xung quanh. Nhưng trong quá trình diễn biến ván cờ, cả hai đấu thủ đều tìm cách cuớp khí của đám quân đối phương. Khi hoàn toàn hết khí thì đám quân đó trở thành tù binh, bị nhấc ra khỏi bàn cờ, lúc đó người ta nói rằng đám quân đó “chết hẳn” (như đã giải thích ở phần ăn quân.
Có những đám quân tuy còn khí nhưng thật ra là chết vì trước hay sau cũng không có đường thoát (gọi là chết kỹ thuật) (xem hình dưới, đám Đen bị bắt).
Định nghĩa “quân chết kỹ thuật”: Là một hay nhiều quân tuy còn khí nhưng đã nằm hoàn toàn trong vòng vây của đối phương, không có đường thoát, không có mắt, không sống chung (sẽ giải thích sau). Tuy nhiên có trường hợp bị nằm trong vòng vây nhưng không chết vì có một lãnh thổ nhỏ để dư sức làm mắt.(xem hình dưới, Đen vẫn sống) Nhưng nếu biết cách hay, Trắng có thể bắt chết Đen, còn nếu Trắng không thích mạo hiểm thì Đen sống.
Mỗi bên đều cố gắng bằng mọi cách cho quân mình tránh bị bắt làm tù binh mà còn tạo ra cho đám quân mình cuộc sống “vĩnh viễn”, tức là làm cho đối phương không còn khả năng tiêu diệt hết khí của đám quân mình. Muốn tạo cho đám quân mình cuộc sống “vĩnh viễn” thì người chơi có 2 phương pháp hiệu nghiệm:
a) Sống chung (seki): Nhìn vào hình vẽ:
Ta thấy rằng đám quân Đen đang sống chung với đám quân Trắng bởi vì cả 2 đám quân này có 2 khí chung. Mỗi bên đều không dám đưa quân vào chẹn 1 trong 2 khí chung này. Lý do rất dễ hiểu : Nếu Trắng đặt thêm bất cứ một quân nào vào 1 trong 2 điểm trên thì khi đến lượt Đen, Đen sẽ chẹn nốt khí còn lại và bắt được 4 quân Trắng làm tù binh. Và ngược lại nếu Đen đi vào 1 trong 2 điểm đó thì Trắng sẽ bắt được 3 quân Đen. Chính sự “Gầm ghè” giữa hai bên như vậy khiến cho cả hai đám quân của hai bên tồn tại cho tới cuối ván cờ mà không bị bắt làm tù binh. Khi đến cuối ván cờ thì hai điểm (khí) chung này sẽ không được tính vào đất của bên nào cả. Ví dụ 3 trường hợp sống chung:
Như trên ta thấy 3 trường hợp sống chung (ở góc, biên, giữa, được cách nhau bằng viền đậm). Đều không có bên nào chết trong tình huống đó. Nhưng cũng không có bên nào có điểm (đất). Sau đây chúng tôi sẽ giới thiệu cho bạn một cách khác để sống vĩnh viễn mà không phải sống chung với quân khác (chỉ một mình mình sống) mà còn có điểm (đất).
Làm hai mắt: Nhìn vào hình vẽ trước:
Ta thấy đám quân Đen bị quân Trắng vây chặt nhưng đám quân Đen vẫn không bị bắt làm tù binh, tức là chưa chết hẳn vì đám quân Đen còn có hai mắt(khí), nghĩa là đám quân Đen vẫn còn khí để thở. Quân Trắng không thể chẹn nốt hai khí này vì theo luật thì đây là hai “điểm hết khí”. Và như vậy đám quân Đen sẽ sống vĩnh viễn.
Ngoài trường hợp chết thực sự (thành tù binh) và sống “vĩnh viễn” nhờ “sống chung” và “tạo hai mắt” như trên thì các đám quân của mỗi bên còn có một trạng thái nữa gọi là “chết kỹ thuật” (như đã giải thích ở trên, ở đây bổ sung một tí). Khi một đám quân bị bao vây nhưng không có “sống chung”, không có “hai mắt”. Trong quá trình chơi ván cờ, đám quân này có thể được cứu thoát để hồi sinh (ví dụ như các đám quân tham gia vây hãm đám quân này bị bắt làm tù binh, hay vòng vây bị phá…). Nhưng nếu không được giải cứu thì tới cuối ván cờ tất cả những quân bị vây không còn lối thoát này (kể cả vẫn còn khí) sẽ được coi như chết thật sự và bị nhấc ra khỏi bàn như những tù binh vậy. Hình dưới ví dụ 3 trường hợp làm mắt(ở góc, biên, giữa). Ta thấy mắt càng to cho càng nhiều điểm.
10. Mắt
Như trên ta nói tới mắt, nhưng mắt là gì? Mắt được định nghĩa một cách đơn giản sau đây: Mắt là một hay nhiều giao điểm trống của một đám quân bị một bên vây kín. Có 2 loại mắt: Mắt nhỏ và mắt to. Mắt nhỏ gồm từ một tới hai giao điểm. Mắt to có từ 3 giao điểm trở lên.
Mắt thật và mắt giả: Mắt thật là mắt hoàn chỉnh, không có khiếm khuyết, các vị trí đều có đủ quân. Mắt giả là mắt thiếu quân, và về sau có thể sẽ không còn là mắt nữa.
Ví dụ:
TÌNH HUỐNG “KO” VÀ LUẬT TRANH CHẤP
Đây là một trường hợp đặt biệt mà điều 8 phần luật đã nói. Nó được diễn tả như sau: Bên Đen có một điểm hết khí (xem hình vẽ).
Reduced: 98% of original size [ 651 x 291 ] – Click to view full image
Nếu Trắng đặt quân mình vào vị trí sao thì hợp lệ vì ăn ngay một quân Đen, đồng thời tạo ra điểm hết khí mới của Trắng. Đến lượt Đen đi, cũng lại đặt quân vào điểm hết khí này và bắt một quân Trắng, đồng thời tạo ra một điểm hết khí mới của Đen. Hai bên cứ ăn đi ăn lại như thế không bao giờ chấm dứt được. Nó dẫn tới sự tranh chấp vĩnh viễn khiến ván cờ trở nên vô nghĩa. Để tránh việc này,(hiện tược “Ko”) người ta quy ước như sau: Khi một bên ăn quân theo kiểu tranh chấp thì bên kia không được ăn lại ngay theo kiểu tranh chấp đó mà phải đi ít nhất một nước khác rồi sau đó mới được ăn lại theo kiểu tranh chấp. Nhờ quy định này, một bên có thể đặt một quân của mình vào giao điểm hết khí đó và chấm dứt tình trạng ăn đi ăn lại mãi.
No comments: