Những thuật ngữ cơ bản trong cờ vây (phần 1)
Cờ vây là môn cờ cổ của Trung Quốc, du nhập vào Việt Nam đã lâu nhưng do những thăng trầm của lịch sử mà môn cờ này được ít người biết đến. Tuy nhiên, những năm gần đây, ngoài các nước Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc thì môn cờ này đã phổ biến ở rất nhiều nơi trên thế giới trong đó có Việt Nam, nhất là trên các game bai doi thuong nhanh nhat.
Do cờ vây không phổ biến như cờ tướng, cờ vua nên việc học chơi cờ vây gặp rất nhiều khó khăn. Trước khi học chơi cờ vây, mỗi người cần chú ý và ghi nhớ một số thuật ngữ hay sử dụng trong cờ vây.
1. Vùng đất
Là các giao điểm trống (không có quân) được các quân của một bên vây kín xung quanh. Kích thước của vùng đất được đếm bởi số giao điểm chứa trong nó. Vùng đất ở góc chỉ cần ít quân mà chiếm được nhiều do các góc và cạnh đã thay thế cho quân. Vùng đất ở giữa, ngược lại, dùng nhiều quân mà chiếm được ít. Các đấu thủ phải nhớ điều này trong khi chơi.
Ví dụ như hình bên có đất ở góc (16 điểm) và đất ở giữa bàn cờ (8 điểm) được bên Đen vây kín, tổng cộng Đen có 24 điểm).
Trong thi đấu cờ vây, mục đích của mỗi bên là tìm cách vây kín được càng nhiều đất càng tốt, kết thúc ván cờ, ai có nhiều đất thì người đó thắng.
Xem hình vẽ (trong đó có đất ở góc (16 điểm) và đất ở giữa bàn cờ (8 điểm) được bên Đen vây kín, tổng cộng Đen có 24 điểm).
2. Đám quân và khí của đám quân
– Đám quân gồm một hay nhiều quân của một bên nằm liền nhau theo hàng dọc hay hàng ngang.
Ví dụ: Khí trong hình vẽ là những hình vẽ là những điểm được bôi xám
– Khí của đám quân là những giao điểm trống nằm sát bên đám quân đó theo hàng dọc và ngang (xem hình, khí là những điểm được bôi xám)
3. Ăn quân hay bắt quân
Khi một bên đi quân chẹn nốt khí cuối cùng của đám quân đối phương, khiến cho đám quân của đối phương hết khí, thì tất cả các quân của đám quân này coi như “chết hẳn” và bị nhấc ra khỏi bàn cờ (thuật ngữ gọi đám quân này là “tù binh”). Mỗi bên sẽ để riêng tù binh của mình để dùng tính điểm vào cuối ván cờ.
Trong trường hợp dưới đây thì quân Trắng ở góc, cạnh và giữa bàn cờ đều hết khí và thành tù binh đưa ra khỏi bàn cờ.
4. Chẹt quân
Là nước đi khiến đám quân của đối phương chỉ còn lại một khí duy nhất. Quân hay đám quân đó gọi là “quân bị chẹt”. Thông thường có 2 vị trí để chẹt quân, việc chọn vị trí nào để chẹt quân là tùy thuộc vào việc chạy của đám quân đang bị chẹt.
5. Chạy quân
Khi một đám quân có nguy cơ bị bắt hay đang bị chẹt thì nó phải tìm đường tháo chạy bằng cách nối dài đám quân của mình ra để có thêm khí. Việc nối dài này được gọi là chạy quân (xem hình, quân Đen đang bị chẹt, Đen đặt quân có hình ngôi sao nối vào để chạy quân).
6. Nối đám quân
Là nước đi làm cho hai đám quân riêng lẻ trở thành một đám quân mới duy nhất, với mục đích là phá vây, tăng thêm khí cho đám quân mới này.
Đen có hai đám quân riêng biệt. Sau đó đặt thêm 1 quân (có hình sao) vào để nối hai đám quân với nhau.
7. Điểm hết khí
Là giao điểm bị một bên vây kín (hình vẽ).
Không được đặt quân vào “điểm hết khí” (trừ trường hợp bên đặt vào là bên vây điểm hết khí hoặc đặt vào là bắt được ngay quân đối phương hay trường hợp “ko” mà chúng ta sẽ tìm hiểu sau). Vậy có 2 loại nước cấm:
1) Cấm đi vào giao điểm đã bị đối phương chặn hết khí (vây chặt).
2) Cấm đi vào giao điểm còn lại cuối cùng của đám quân đã bị đối phương vây chặt (xem hình trên)
Tuy nhiên phải lưu ý có những nước tuy bị đối phương vây mà không cấm. Như hình dưới, bên Đen vẫn có thể đi vào những giao điểm trống(điểm a), vì khi đi vào đó Đen sẽ ăn ngay các quân Trắng (vì làm cho đám quân Trắng hết khí).
(còn tiếp)
No comments: